Tổng quan về đào tạo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

 Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển. Trường được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1965 theo quyết định số 164.CP của Hội đồng Chính phủ là phân hiệu đại học bách khoa tại khu gang thép Thái Nguyên.

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thực hiện nhiệm vụ đào tạo Đại học và sau đại học.

Hệ đại học: Ngay từ năm 1965 nhà trường đã thực hiện đào tạo hệ đại học khóa K1 chỉ với một số ngành đào tạo và sau đó đào tạo cả các hệ cao đẳng và trung cấp đến nay hệ đại học đã có 28 chuyên ngành với hơn 11.000 sinh viên (8622 SV chính quy, 429 SV  liên thông và 2079 SV VLVH).

Hệ đào tạo sau đại học: Nhà trường tổ chức đào tạo cao học từ năm 1998 và Tiến sĩ 2006. Đến nay có 5 chuyên ngành Cao học và 3 chuyên ngành Tiến sĩ.

1. Đào tạo đại học

1.1. Ngành và chuyên ngành

            Nhà trường thực hiện đào tạo 16 ngành với 28 chuyên ngành đào tạo, cụ thể:

- 2 ngành đào tạo theo chương trình tiên tiến dạy bằng tiếng Anh: ngành Kỹ thuật cơ khí và Kỹ thuật điện với chương trình đào tạo này sinh viên tốt nghiệp ngoài việc nắm chắc kiến thức chuyên môn như khả năng thiết kế, năng lực tiến hành thử nghiệm và kiểm chứng các giải pháp công nghệ mới để triển khai ứng dụng, xử lý kết quả của quá trình để tìm kiếm và xác định giải pháp kỹ thuật còn có khả năng ngoại ngữ tốt, đây là cơ hội để có được việc làm tốt.

-  Ngành Kỹ thuật cơ khí với 4 chuyên ngành: Thiết kế và chế tạo cơ khí, Cơ khí chế tạo máy, Cơ khí động lực và Kỹ thuật gia công tạo hình với chương trình đào tạo này sinh viên sau khi tốt nghiệp có năng lực xây dựng các giả thuyết, kỹ năng tìm kiếm và tổng hợp thông tin; khả năng thiết kế, năng lực tiến hành thử nghiệm và kiểm chứng các giải pháp công nghệ mới để triển khai ứng dụng, xử lý kết quả của quá trình để tìm kiếm và xác định giải pháp kỹ thuật.

- Ngành Kỹ thuật vật liệu với 01 chuyên ngành: Kỹ thuật vật liệu với chương trình đào tạo này sinh viên sau khi tốt nghiệp có năng lực thiết kế, xây dựng và triển khai thí nghiệm, thực nghiệm; phân tích, xử lý kết quả của quá trình để xác định các đặc tính, cấu trúc của vật liệu và tìm kiếm giải pháp kỹ thuật.

- Ngành Kỹ thuật Cơ – Điện tử với 01 chuyên ngành: Kỹ thuật Cơ điện tử với chương trình đào tạo này sinh viên sau khi tốt nghiệp có năng lực xây dựng các giả thuyết, kỹ năng tìm kiếm và tổng hợp thông tin; khả năng thiết kế, triển khai thực nghiệm và kiểm chứng.

- Ngành Kỹ thuật điện, điện tử với 3 chuyên ngành: Kỹ thuật điện, Hệ thống điện và Thiết bị điện với chương trình đào tạo này sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến​​ thức để trình bày và giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách sáng tạo thông qua việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật: phân tích, tổng hợp vấn đề; tính toán, thiết kế hệ thống điều khiển, cung cấp điện, chế tạo các thiết bị điện dân dụng và điều khiển.

- Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa với 2 chuyên ngành: Tự động hóa xí nghiệp công nghiệp và Kỹ thuật điều khiển với chương trình đào tạo này sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến ​​thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động của hệ thống điều khiển tự động điện công nghiệp qui mô vừa và nhỏ, đặc biệt là các hệ thống truyền động điện tự động chất lượng cao, điều khiển các quá trình sản xuất công nghiệp.

- Ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông với 2 chuyên ngành: Điện tử viễn thông, Kỹ thuật điện tử với chương trình đào tạo này sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến ​​thức về thiết kế, phân tích đánh giá các bài toán truyền thông qua mô phỏng và thực nghiệm; Phân tích và thiết kế được các mạch điện tử từ đơn giản đến phức tạp.

- Ngành Kỹ thuật máy tính với 01 chuyên ngành: Tin học công nghiệp với chương trình đào tạo này sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến ​​thức chuyên sâu về lĩnh vực hệ thống nhúng, lĩnh vực mạng máy tính, công nghệ phần mềm.

- Ngành Kỹ thuật môi trường với 01 chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường với chương trình đào tạo này sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến ​​thức chuyên sâu về kỹ thuật môi trường, có khả năng xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách sáng tạo thông qua việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật: phân tích, đánh giá, tính toán, thiết kế và thử nghiệm.

- Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng có 1 chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp với chương trình đào tạo này sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến ​​thức thiết kế và thi công công trình xây dựng, phân tích, mô hình hóa, tính toán, thiết kế và đánh giá.

- Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông có 01 chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông với chương trình đào tạo này sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến ​​thức thiết kế và thi công công trình giao thông, phân tích, mô hình hóa, tính toán, thiết kế và đánh giá.

- Ngành Công nghệ chế tạo máy (04 năm) với 01 chuyên ngành: Công nghệ gia công cắt gọt với chương trình đào tạo này sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến ​​thức về các giải pháp công nghệ trong quá trình gia công, điều hành sản xuất.

   - Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô (04 năm) với 01 chuyên ngành: Công nghệ ô tô với chương trình đào tạo này sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến ​​thức chuyên sâu về ô tô và máy động lực; về quản lý, sử dụng, kinh doanh dịch vụ, kiểm định ô tô và máy động lực.

   - Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (04 năm) với 01 chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điện với chương trình đào tạo này sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến ​​thức chuyên sâu về công nghệ các quá trình tự động hóa sản xuất và cung cấp điện.

   - Ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp với 3 chuyên ngành: Sư phạm kỹ thuật cơ khí, sư phạm kỹ thuật điện và sư phạm kỹ thuật tin học với chương trình đào tạo này sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến ​​thức không chỉ về nghiệp vụ sư phạm mà còn có những kiến thức về chuyên môn cơ khí, điện và tin học.

   - Ngành Kinh tế công nghiệp với 2 chuyên ngành (04 năm): Kế toán doanh nghiệp công nghiệp và Quản trị doanh nghiệp công nghiệp với chương trình đào tạo này sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến ​​thức chuyên sâu về kế toán, chế độ, chính sách kế toán, kiến thức tin học ứng dụng trong việc sử dụng các phần mềm kế toán, hỗ trợ kê khai thuế; phân tích, tổng hợp, đánh giá và lập các báo cáo kế toán cần thiết, hiểu, vận dụng các quy luật cơ bản trong lĩnh vực xã hội, tự nhiên vào việc phân tích và đề xuất các chính sách kinh tế (Toán, xã hội học, luật kinh tế).

   - Ngành Quản lý công nghiệp với 01 chuyên ngành (04 năm): Quản lý công nghiệp với chương trình đào tạo này sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến ​​thức để xác lập căn cứ khoa học cho việc ra quyết định quản trị, quản lý sản xuất công nghiệp, quản lý đề án, dự án.

1.2. Chương trình đào tạo

            Nhà trường đã thực hiện rà soát điều chỉnh, các học phần cho các chuyên ngành đào tạo đảm bảo đáp ứng nhu cầu xã hội. Sau 5 năm thực hiện chương trình đào tạo hệ chính quy 150 TC. Năm 2013, Nhà trường đã hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh toàn bộ 23 chương trình đào tạo hệ chính quy 5 năm. Trong đó chuẩn đầu ra đã được xác lập, tính logic của cấu trúc chương trình và các yếu tố kiến thức, kỹ năng của các khối kiến thức cùng tính chuyên ngành được đặc biệt chú trọng. Vì lẽ đó mà chương trình lần này đã  được đưa vào áp dụng ngay cho sinh viên các khóa từ K47 trở đi. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có bản lĩnh chính trị, tư tưởng đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Từ năm học 2014-2015, giáo trình của hầu hết các học phần cơ sở ngành và chuyên ngành biên soạn, dịch từ sách giáo trình bằng tiếng Anh sẽ được thay thế cho hệ thống sách bài giảng hiện nay. Điều này sẽ giúp người dạy và người học thực hiện tốt chương trình đào tạo đặt ra và tiếp cận được với sự phát triển khoa học công nghệ của thế giới.

1.3. Tổ chức đào tạo

Hiện nay nhà trường có 12 đơn vị tham gia đào tạo là các khoa, trung tâm và bộ môn trực thuộc trường, với tổng số 416 giảng viên trong đó:

- 8 Phó Giáo sư

- 32 Tiến sĩ

- 282 Thạc sĩ

- 94 Kỹ sư

Trình độ ngoại ngữ tiếng Anh, hiện nay nhà trường đã đạt hơn 93% giảng viên đạt chuẩn tiếng Anh 450 Toefl ITP trở lên, trong đó có hơn 40% đạt chuẩn 500 Toefl ITP trở lên.         

Phòng làm việc của giảng viên

            Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp dành 5 nhà  4 tầng với tổng diện tích xây dựng là 10.300 m2 để làm nhà làm việc cho giảng viên các khoa chuyên môn. Các giảng viên các khoa chuyên môn đều có phòng làm việc riêng, PGS, TS 1 người/ phòng, ThS, KS 2 người/phòng (diện tích mỗi phòng đều trên 20m2). Sau giờ lên lớp giảng viên sẽ làm việc, nghiên cứu, trao đổi học thuật tại phòng và tiếp sinh viên theo lịch.

Hệ thống Elearning tương tác Thầy - Trò

            Hệ thống này là hệ thống kết nối giữa Thầy - Trò qua mạng internet. Với hệ thống này, Giảng viên trong toàn trường sẽ có thể cập nhật tất cả bài giảng, bài tập, bài chữa, bài kiểm tra, điểm thành phần,… của các môn học do mình giảng dạy. Sinh viên được cung cấp tất cả các tài liệu học tập một cách cập nhật theo từng ngày, từng tuần. Ngoài ra sinh viên cũng có thể nộp bài tập, gửi câu hỏi cho giảng viên phụ trách trên hệ thống và sẽ nhận được câu trả lời, đánh giá từ các giảng viên qua hệ thống quản lý này. Hầu hết các bài tập của các học phần được lấy từ sách tiếng Anh.

Nhà trường thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ năm 2006 đến nay và đã có 6 khóa tốt nghiệp ra trường đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Với mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất của sinh viên thông qua tự làm, tự học, việc tổ chức đào tạo được thực hiện:

o       Tổ chức lớp học phần: Mỗi một học phần chuyên ngành trong chương trình đào tạo không vượt quá 80 sinh viên và để tăng hiệu quả tiếp thu của sinh viên, bố trí tối đa 2 tiết học liên tiếp của 1 học phần/ buổi; mỗi buổi học tối đa 4 tiết.

o       Các học phần lý thuyết đều có các điểm thành phần với trọng số được quy định theo đề cương của học phần. Với kết quả đánh giá học phần là tổng hợp của các điểm thành phần và thi kết thúc học phần (Mỗi tín chỉ có 3 điểm thành phần: 02 bài kiểm tra, 01 bài tập).

o       Sinh viên trước khi đi thực hành, thí nghiệm, thực tập được yêu cầu phải tự đọc, tự nghiên cứu và tìm hiểu trước ở nhà về mục đích, mục tiêu, nội dung, trang thiết bị và quy trình thực hiện để có thể tự tiến hành. Giáo viên chỉ giám sát, giảng giải và đánh giá kết quả.

o       Để sinh viên khi tốt nghiệp ra trường có trình độ tiếng Anh đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng, nhà trường quy định chuẩn tiếng Anh cho sinh viên các khóa, cụ thể: Sinh viên tốt nghiệp năm 2015 phải đạt chuẩn Toefl ITP 390, đến năm 2019 phải đạt chuẩn Toefl ITP 430, và đến năm 2020 sinh viên ra trường phải đạt chuẩn Toefl ITP 450 (đạt chuẩn theo đề án ngoại ngữ 2020 của Bộ GD&ĐT). Vì vậy đối với sinh viên K50 nhà trường đã cho thi đánh giá phân loại trình độ tiếng Anh và tổ chức học riêng 1 kỳ tiếng Anh và có hỗ trợ một phần học phí, để đảm bảo sinh viên K50 khi tốt nghiệp đáp ứng chuẩn tiếng Anh của nhà trường và Bộ đào tạo & giáo dục quy định.

o       Kết quả học tập toàn khóa của sinh viên được xét trên cơ sở kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên.

Phân cấp quản lý đào tạo giữa Nhà trường và các Khoa chuyên môn

Nhà trường thực hiện phân cấp quản lý đào tạo xuyên suốt từ Ban giám hiệu đến phòng đào tạo và đến các Khoa chuyên môn. Nhà trường phân cấp quản lý đào tạo cụ thể như sau:

- Ban Giám hiệu chỉ đạo trực tiếp phòng đào tạo về tất cả các công việc có liên quan đến đào tạo của Nhà trường.

- Phòng đào tạo chịu trách nhiệm những công việc chính sau:

            + Phụ trách công tác tuyển sinh các loại hình đào tạo.

+ Quản lý chương trình đào tạo.

            + Xây dựng kế hoạch đào tạo.

            + Lập kế hoạch thi, kiểm tra, đánh giá học phần.

            + Quản lý điểm toàn khóa của tất cả sinh viên trong toàn trường.

            + Tổ chức xét kết quả học tập.

- Các Khoa chuyên môn chịu trách nhiệm những công việc chính sau:

            + Trực tiếp xây dựng chương trình đào tạo và đề cương chi tiết.

            + Tổ chức phân công giảng dạy, quản lý và chịu trách nhiệm giảng dạy.

            + Tổ chức thi, kiểm tra và chấm thi.

            + Quản lý điểm song song với hệ thống quản lý của Phòng đào tạo.

            + Xét kết quả học tập song song với Phòng đào tạo.

            + Chịu trách nhiệm nhận các đơn từ và giữ mối liên hệ với Phòng đào tạo để trả lời các thắc mắc của sinh viên về các vấn đề về đào tạo.

Chi tiết xem tại Website: daotao.tnut.edu.vn.

1.4. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

14.1. Hệ thống giảng đường

            Hệ thống giảng đường bao gồm các phòng học đều được trang bị đầy đủ các công cụ phục vụ giảng dạy và học tập tốt nhất như Projector, bảng viết phấn và hệ thống chiếu sáng hiện đại. Hệ thống giảng đường được bố trí:

STT

Tên giảng đường

Khả năng phục vụ

Số lượng phòng £ 60 SV

Số lượng phòng £ 80 SV

Số lượng phòng £ 100 SV

Số lượng phòng £ 150 SV

Số lượng phòng £ 200 SV

1

A8

11

 

 

 

 

2

A9

 

12

 

3

 

3

A10

 

15

4

1

 

4

A16

 

 

10

 

6

14.2. Thư viện và nguồn học liệu mở

            Thư viện nhà trường hiện đại với đầy đủ trang thiết bị và tài liệu cập nhật thường xuyên để phục vụ cho giảng dạy và học tập của cán bộ viên chức và sinh viên:

STT

Danh mục

Nội dung chi tiết

1

Sách, tài liệu tham khảo tiếng Anh

1711 đầu sách

2435 cuốn

2

Số lượng sách tiếng Việt/ đầu sách

3067 đầu sách

96338 cuốn

3

Số chỗ ngồi tại thư viện

1000 chỗ ngồi

 

        Thư viện có phòng máy tính để sinh viên có thể truy cập và tra cứu sách, tài liệu tham khảo của môn học cũng như có thể truy cập vào hệ thống học liệu mở của Đại học Thái Nguyên.

1.4.3. Hệ thống wifi trong trường và ký túc xá

            Hệ thống wifi được phủ sóng miễn phí gần như toàn bộ các khu làm việc của cán bộ giảng viên trong trường và khu ký túc xá sinh viên.

1.4.4. Các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập

            Để đáp ứng sự đổi mới đào tạo của Nhà trường với mục tiêu học đi đôi với hành lý thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà trường luôn chú trọng đến công tác thực hành thí nghiệm. Hiện nay nhà trường có 1 trung tâm thí nghiệm với nhiều trang thiết bị thí nghiệm hiện đại đáp ứng như cầu thí nghiệm không chỉ của sinh viên đại học mà còn phục vụ thí nghiệm cho học viên cao học và nghiên cứu sinh Tiến sĩ. Bên cạnh đó nhà trường có 1 trung tâm thực nghiệm đảm bảo sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng thực hành sản xuất.

1.5. Học phí và các chi phí khác phục vụ học tập

1.5.1. Học phí:

            Hệ đại học:

            - Chương trình tiên tiến và liên kết đào tạo quốc tế: 17.000.000đ/năm

            - Đại học chính quy tập trung dài hạn:

+ Khối ngành kỹ thuật: 6.500.000đ/năm

+ Khối ngành kinh tế: 5.500.000đ/ năm

            - Đại học liên thông chính quy:

+ Khối ngành kỹ thuật: 9.750.000đ/năm

+ Khối ngành kinh tế: 8.250.000đ/ năm

            - Đại học vừa làm vừa học:

+ Khối ngành kỹ thuật: 9.750.000đ/năm

+ Khối ngành kinh tế: 8.250.000đ/ năm

1.5.2. Các chi phí khác

            Sinh viên ở trong ký túc xá: 80.000đ/tháng

2. Đào tạo sau đại học

2.1. Ngành và chuyên ngành

            Nhà trường thực hiện đào tạo 5 chuyên ngành Cao học và 2 chuyên ngành Tiến sĩ, cụ thể:

            Các chuyên ngành Cao học đào tạo trình độ Thạc sĩ:

- Chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí: Với chương trình đào tạo này học viên tốt nghiệp có năng lực phát hiện, xây dựng các giải pháp, kỹ năng tìm kiếm và tổng hợp thông tin, có năng lực tiến hành thử nghiệm và kiểm chứng các giải pháp thiết kế, có năng lực triển khai các ứng dụng, có khả năng xem xét vấn đề ở mức tổng thể, xác định được mối liên hệ và các tương tác trong quá trình; sắp xếp, xác định các yếu tố trọng tâm và có khả năng phân tích lựa chọn giải pháp.

- Chuyên ngành Cơ kỹ thuật: Với chương trình đào tạo này học viên tốt nghiệp có xây dựng các giải pháp, kỹ năng tìm kiếm và tổng hợp thông tin, có năng lực tiến hành thử nghiệm và kiểm chứng các giải pháp kỹ thuật, triển khai các ứng dụng, xác định được mối liên hệ và các tương tác trong quá trình, phân tích lựa chọn giải pháp.

- Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Với chương trình đào tạo này học viên tốt nghiệp có năng lực tìm kiếm và tổng hợp thông tin, có năng lực tiến hành thử nghiệm và kiểm chứng các phương pháp thiết kế hệ thống điều khiển tự động và tự động hóa quá trình sản xuất.

- Chuyên ngành Kỹ thuật điện: Với chương trình đào tạo này học viên tốt nghiệp có năng lực tìm kiếm giải pháp và tổng hợp thông tin, có năng lực tiến hành thử nghiệm và kiểm chứng các phương pháp thiết kế hệ thống cung cấp, điều khiển và giám sát hệ thống điện.

- Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử: Với chương trình đào tạo này học viên tốt nghiệp có năng lực tổng hợp, phân tích thông tin, có năng lực tiến hành thử nghiệm và kiểm chứng các phương pháp thiết kế mạch điện, điện tử.

Các chuyên ngành đào tạo trình độ Tiến sĩ:

- Chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí: Nghiên cứu sinh sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí.

- Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Nghiên cứu sinh sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

2.2. Chương trình đào tạo

Nhà trường đã thực hiện rà soát điều chỉnh, các học phần cho các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ đảm bảo đáp ứng nhu cầu xã hội. Chương trình đào tạo được thiết kế với 40 tín chỉ, thực hiện đào tạo với thời gian chỉ 1,5 năm. Học viên sau khi tốt nghiệp có bản lĩnh chính trị, tư tưởng đạo đức tốt, có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng nghề nghiệp cao đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Từ năm học 2013-2014, để nâng cao khả năng ứng dụng và triển khai thực tiễn nhà trường đã khuyến khích các đề tài luận văn Thạc sĩ thiên hướng nghiên cứu có thí nghiệm kiểm chứng.

Chi tiết xem tại Website: daotao.tnut.edu.vn.

2.3. Tổ chức đào tạo

            Đào tạo trình độ Thạc sĩ, được tổ chức thực hiện:

+ Các học phần được tổ chức học theo lớp chuyên ngành, học vào các ngày trong tuần kể cả thứ bảy và chủ nhật (mỗi buổi tối đa 5 tiết).

+ Các học phần đều có các điểm thành phần gồm điểm thảo luận, kiểm tra, bài tập (50%) và thi kết thúc học phần (50%).

+ Phần lớn các môn học đều có thí nghiệm.

+ Học viên cao học sau khi hoàn thành chương trình thì sẽ được giao đề tài luận văn có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo. 

Đào tạo trình độ Tiến sĩ, được tổ chức thực hiện:

Theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên.

Chi tiết xem tại Website: daotao.tnut.edu.vn.

2.4. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

14.1. Hệ thống giảng đường

            Học viên cao học được bố trí học tại những giảng đường dành riêng ở A8 hoặc học tại những giảng đường khác theo lịch bố trí của Phòng đào tạo.

STT

Tên giảng đường

Khả năng phục vụ

Số lượng phòng £ 60 SV

Số lượng phòng £ 80 SV

Số lượng phòng £ 100 SV

Số lượng phòng £ 150 SV

Số lượng phòng £ 200 SV

1

A8

11

 

 

 

 

2

A9

 

12

 

3

 

3

A10

 

15

4

1

 

4

A16

 

 

10

 

6

 

1.4.2. Phòng làm việc của giảng viên

            Học viên cao học có thể được làm việc với các giảng viên tại phòng làm việc của giảng viên tại các nhà A1 đến A5.

14.3. Thư viện và nguồn học liệu mở

            Thư viện nhà trường hiện đại với đầy đủ trang thiết bị và tài liệu cập nhật thường xuyên để phục vụ cho giảng dạy và học tập của cán bộ viên chức và sinh viên:

STT

Danh mục

Nội dung chi tiết

1

Sách, tài liệu tham khảo tiếng Anh

1711 đầu sách

2435 cuốn

2

Số lượng sách tiếng Việt/ đầu sách

3067 đầu sách

96338 cuốn

3

Số chỗ ngồi tại thư viện

1000 chỗ ngồi

 

        Thư viện có phòng máy tính để học viên có thể truy cập và tra cứu sách, tài liệu tham khảo của môn học cũng như có thể truy cập vào hệ thống học liệu mở của Đại học Thái Nguyên.

1.4.5. Hệ thống wifi trong trường và ký túc xá

            Hệ thống wifi được phủ sóng miễn phí gần như toàn bộ các khu làm việc của cán bộ giảng viên trong trường và khu ký túc xá.

1.4.5. Các phòng thí nghiệm

            Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác giao đề tài luận văn gắn liền với thí nghiệm, nhà trường có 1 trung tâm thí nghiệm với nhiều trang thiết bị thí nghiệm hiện đại luôn sẵn sàng đáp ứng như cầu thí nghiệm cho học cao học và nghiên cứu sinh Tiến sĩ.

2.5. Học phí và các chi phí khác phục vụ học tập

2.5.1. Học phí:

            Thạc sĩ: 9.750.000đ/năm

            Tiến sĩ: 16.250. 000đ/năm

2.5.2. Các chi phí khác

            Học viên ở trong ký túc xá: 80.000đ/tháng

Tin mới hơn

Tin cũ hơn