Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện

1. Kiến thức:

Sinh viên tốt nghiệp được cung cấp các khối kiến thức như dưới đây:

Các kiến thức về toán c môn khoa học t nhn, kiến thức v khoa học kỹ thut kết hp với c kỹ năng ng dụng k thut để phân ch giải quyết c vn đề kỹ thut liên quan đến hệ thống điện y điện cũng như truyn đng đin. Kỹ năng ứng dng khoa học kỹ thuật cần thiết để cập nhật và đáp ứng những thay đổi của tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến công nghệ và dây chuyền sản xuất cũng được rèn luyện trong nội dung chương trình.

Các kiến thức, các kinh nghiệm được đúc kết trong lĩnh vực kỹ thuật điện; các kiến thức kỹ thuật cần thiết như kỹ thuật điện tử, lý thuyết mạch, máy điện, kỹ thuật đo lường điện, cung cấp điện, tự động điều chỉnh truyền động điện, điều khiển lập trình và PLC, vi xử lý – vi điều khiển,…

Các kiến thức về giao tiếp và thuyết trình, báo cáo kỹ thuật, mô phỏng, minh họa kỹ thuật trong các hoạt động tương tác cá nhân, hoạt động nhóm chuyên ngành, nhóm đa ngành.

Các kiến thức về trách nhiệm cá nhân trong việc sử dụng các kiến thức chuyên nghiệp và trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp bao gồm: cam kết chất lượng, hiệu quả tối đa và kịp thời trong công việc; tôn trọng sự đa dạng và nhận thức về các vấn đề quốc tế; cam kết tiếp tục phát triển các kỹ năng và ý thức chuyên nghiệp về kỹ thuật hiện đại trong suốt sự nghiệp của mình;

2. Kỹ năng:

Kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện được rèn luyện các kỹ năng dưới đây.

a. Có khả năng lựa chọn và ứng dụng kiến thức, kỹ thuật, các công cụ hiện đại vào các hoạt động liên quan đến thiết bị, công nghệ kỹ thuật điện và các lĩnh vực kỹ thuật liên quan;

b. Có khả năng lựa chọn và ứng dụng các kiến thức về toán, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ để giải quyết các vấn đề về công nghệ kỹ thuật điện thuộc dạng ứng dụng và triển khai các nguyên tắc, chức năng, phương pháp luận;

c. Có khả năng thiết lập và triển khai các công việc đo đạc, kiểm tra, đánh giá theo tiêu chuẩn; thiết lập và triển khai, phân tích, xử lý và ứng dụng các nghiên cứu thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng của các quá trình công nghệ, tổ chức chất lượng của toàn hệ thống sản xuất.

d. Có khả năng thiết kế các hệ thống cung cấp điện, hệ thống điều khiển mang tính cục bộ hoặc chung cho toàn hệ thống, có khả năng lắp ráp mạch và lập trình thay đổi chương trình theo yêu cầu sản xuất.

e. Có khả năng đảm nhận vai trò thành viên và lãnh đạo các nhóm công tác kỹ thuật một cách hiệu quả;

f. Có khả năng nhận biết, phân tích và giải quyết các vấn đề về công nghệ kỹ thuật điện thông dụng;

g. Có khả năng vận dụng kiến thức về giao tiếp trong cả môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật; có kỹ năng nhận biết, lựa chọn khai thácci liệu tham kho kỹ thut.

3. Thái độ:

a. Hiểu biết và có trách nhiệm chấp hành đường lối chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước; thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của công dân và người lao động;

b. Có hiểu biết vững vàng và có trách nhiệm tự bồi dưỡng kiến thức trong môi trường chuyên nghiệp;

c. Có hiểu biết và cam kết chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp;

d. Trung thực, năng động, tự tin, có trách nhiệm và ý thức phục vụ cộng đồng, hòa hợp và cầu thị; Dám nghĩ, dám làm cái mới và biết đương đầu với khó khăn, gian khổ và rủi ro;

e. Có hiểu biết về tác động của các giải pháp kỹ thuật; khả năng nhận thức cao về ảnh hưởng của điện năng đến môi trường, xã hội và các vấn đề toàn cầu;

f. Có trách nhiệm trước các vấn đề về chất lượng, đáp ứng tiến độ và trách nhiệm với sự nghiệp phát triển chung.

4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ sau:

- Các công việc kỹ thuật điện, điện tử, quản lý chất lượng, tư vấn, bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp, xí nghiệp, các nhà máy chế tạo linh kiện, thiết bị điện, điện tử, các nhà máy, công ty liên doanh hoặc nước ngoài có dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, độ tự động hóa cao, các công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm kỹ thuật;

- Tư vấn, thiết kế, lắp đặt thiết bị điện, hệ thống điện, quản lý dự án;

- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến điện, điện tử;

- Giảng dạy các môn học thuộc các ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề;

- Thực hiện các nghiên cứu khoa học thuộc dạng ứng dụng, triển khai, thực nghiệm về lĩnh vực điện – điện tử ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng;

- Thành lập, quản lý và phát triển doanh nghiệp tư nhân

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

- Tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở các bậc học cao học và tiến sỹ.

 

Tin mới hơn

Tin cũ hơn