Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa

I. Chương trình đào tạo Tự động hóa xí nghiệp công nghiệp

1. Kiến thức:

- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; có sức khoẻ tốt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

- Có kiến thức vật lý, toán học và có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên để tiếp thu tốt các kiến thức cơ sở và chuyên ngành cũng như có khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

- Có kiến thức về ngoại ngữ, thành thạo các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, đồng thời sử dụng tốt ngoại ngữ chuyên ngành.

- Có các kiến thức về tin học văn phòng; sử dụng thành thạo các phần mềm về CAD/CAM-CNC, có khả năng lập trình với các ngôn ngữ C, C++, Matlab..

- Có kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động các mạch điện tử tương tự và số, mạch điện tử công suất, các thiết bị biến đổi điện năng dùng trong công nghiệp;

- Có kiến thức về nguyên lý và tính năng (cơ, nhiệt và điện) của các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng để tính toán, thiết kế, sửa chữa, phát huy hết năng suất và đảm bảo tính năng vận hành tối ưu của thiết bị trong hệ thống và tiết kiệm năng lượng;

- Có kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động của hệ thống điều khiển tự động điện công nghiệp qui mô vừa và nhỏ, đặc biệt là các hệ thống truyền động điện tự động chất lượng cao;

- Có kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động các dây chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp;

- Có kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động các hệ thống cung cấp điện cho xí nghiệp công nghiệp; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện;

- Có kiến thức phân tích và đánh giá mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật cơ bản trong tổ chức sản xuất công nghiệp để xây dựng, tổ chức, điều hành và quản lý các dự án về điện trong công nghiệp và dân dụng. 

2. Kỹ năng:

- Thiết kế và vận hành hệ thống điều khiển tự động công nghiệp vừa và nhỏ, các hệ thống dịch vụ và công cộng: hệ thống PLC, vi xử lý, mini SCADA,…

- Có khả năng đề xuất và triển khai các giải pháp quản lý năng lượng và tiết kiệm điện năng;

- Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện AC, máy điện DC và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng;

- Thiết kế và xây dựng các hệ thống truyền động điện tự động chất lượng cao cho các máy và dây chuyền sản xuất: các truyền động của robot, máy CNC, các dây chuyền cán thép,

- Khảo sát, thiết kế, chỉ đạo thi công, vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng trong xí nghiệp công nghiệp, khu dân cư; mạng động lực phân xưởng; hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất;

- Tham gia xây dựng, tổ chức, điều hành và quản lý các dự án cung cấp điện có hiệu quả.

* Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu:

- Ham tìm hiểu và khả năng học tập suốt đời.

- Chủ động lên kế hoạch cho nghề nghiệp của mình.

- Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật

* Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin:

- Sử dụng thành thạo các phần mềm tính toán, thiết kế và  mô phỏng mạch điện

- Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng văn phòng; internet và email.

* Kỹ năng giao tiếp

- Năng lực hình thành lập luận logic và có sức thuyết phục; khả năng giao tiếp bằng văn viết, thư điện tử và năng lực thể hiện thiết kế kỹ thuật hay các bài thuyết trình bằng đồ họa, mô hình và tài liệu đa phương tiện.

- Kỹ năng trình bày vấn đề logic, ngắn gọn, dễ hiểu.

* Làm việc theo nhóm

Có kỹ năng tập hợp nhân lực để thành lập nhóm; duy trì và phối hợp tốt với cá nhân trong nhóm, tổ chức nhóm làm việc hiệu quả, phát triển nhóm; có kỹ năng làm việc với các nhóm khác nhau.

* Ngoại ngữ

Có khả năng giao tiếp cơ bản và sử dụng tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh.

3. Thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; khả năng làm việc nhóm, khả năng tự học và làm việc độc lập;

- Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành điện công nghiệp, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.

 * Phẩm chất chính trị

Có nhận thức rõ và chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân; có ý thức tự giác bảo vệ của công, bảo vệ môi trường. 

* Phẩm chất nhân văn và  nghề nghiệp

- Trung thực, năng động, tự tin, có trách nhiệm và ý thức phục vụ cộng đồng, hòa hợp và cầu thị. Biết tôn trọng lợi ích tập thể.

- Có tính kiên trì, linh hoạt, khả năng tư duy sáng tạo, ham tìm hiểu và khả năng học tập suốt đời

- Dám nghĩ, dám làm và biết đương đầu với thử thách..

4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể công tác tại: Các công ty xí nghiệp công nghiệp với vai trò cán bộ kỹ thuật của phòng kỹ thuật, phòng thiết kế, phòng cơ điện; các công ty tư vấn, thiết kế và xây lắp điện; các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tự động hóa.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

- Tiếp tục học tập các chuyên ngành ở các trình độ sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) trong lĩnh vực điện tự động hóa, kỹ thuật điện, điều khiển tự động, …

- Thực hiện các nghiên cứu chuyên ngành sâu về kỹ thuật điện, tự động hóa, điều khiển tự động, …

 

II. Chương trình đào tạo Kỹ thuật điều khiển

1. Kiến thức:

- Có các kiến thức cơ sở về toán học và các môn khoa học tự nhiên; kiến thức cơ sở cốt lõi của ngành kỹ thuật điện – điện tử và các lĩnh vực khác có liên quan. 

- Có các kiến ​​thức sâu về chuyên ngành thiết kế, lắp đặt, hiệu chỉnh, sửa chữa và vận hành các hệ thống đo lường và điều khiển các quá trình sản xuất công nghiệp (các quá trình nhiệt, áp suất, lưu lượng, mức, nồng độ v.v). Có kiến thức để nghiên cứu một cách logic và giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách sáng tạo và chắc chắn thông qua sử dụng các phương pháp: phân tích, tính toán, thiết kế và thử nghiệm cùng với các công cụ kỹ thuật hỗ trợ..

- Có kiến thức về các giải pháp điều khiển hiện đại nhằm áp dụng, cải tiến các hệ thống điều khiển các quá trình sản xuất công nghiệp.

- Có các kiến ​​thức về các vấn đề xã hội đương đại.

2. Kỹ năng:

Người học được rèn luyện những kỹ năng cơ bản sau:

* Tự học, tự nghiên cứu.

* Sử dụng công nghệ thông tin:

- Sử dụng thành thạo các phần mềm công cụ để phục vụ quá trình thiết kế, mô phỏng cho các hệ thống đo lường và điều khiển quá trình sản xuất.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng văn phòng; internet và email.

* Kỹ năng giao tiếp

- Có năng lực hình thành lập luận logic và có sức thuyết phục; có khả năng thể hiện giải pháp kỹ thuật hay các bài thuyết trình bằng đồ họa, mô hình và tài liệu đa phương tiện; kỹ năng giao tiếp bằng văn viết, thư điện tử.

- Kỹ năng trình bày vấn đề logic, ngắn gọn, dễ hiểu.

* Làm việc nhóm

Có khả năng tổ chức nhóm làm việc hiệu quả, có thể đóng vai trò trưởng nhóm hay tham gia như những thành viên trong các nhóm cùng lĩnh vực hay đa lĩnh vực trong môi trường làm việc quốc  tế.

* Ngoại ngữ

Có khả năng giao tiếp cơ bản và sử dụng tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh.

3. Thái độ:

Sinh viên được rèn luyện thái độ và tác phong làm việc nghiêm túc trong môi trường công nghiệp, có thái độ cầu thị và tinh thần hợp tác trong thực hiện công việc.

4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có được các khả năng:

* Lập luận kỹ thuật và giải quyết vấn đề

- Khả năng phát hiện và hình thành ý tưởng

- Khả năng mô hình hóa vấn đề

- Khả năng phân tích và đánh giá

- Khả năng đề xuất các giải pháp và kiến nghị.

* Nghiên cứu thực nghiệm và khám phá tri thức

Có năng lực xây dựng các giải pháp, kỹ năng tìm kiếm và tổng hợp thông tin, có năng lực tiến hành thử nghiệm và kiểm chứng các giải pháp điều khiển mới để triển khai ứng dụng.

* Năng lực suy nghĩ tầm hệ thống

Khả năng xem xét vấn đề ở mức tổng thể, xác định được mối liên hệ và các tương tác trong quá trình; sắp xếp, xác định các yếu tố trọng tâm và có khả năng phân tích lựa chọn giải pháp.

* Phẩm chất cá nhân

Được rèn luyện để phát triển và thể hiện được về: năng lực tư duy sáng tạo; năng lực tư duy suy xét; các thuộc tính và kỹ năng cá nhân như kỹ năng tự học, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; khả năng nhận biết bản thân và năng lực quản lý thời gian trong sắp xếp công việc.

* Phẩm chất nghề nghiệp

Được rèn luyện về tính trung thực, bổn phận và trách nhiệm; phong cách ứng xử; khả năng xây dựng kế hoạch cho tương lai và ý thức cập nhật thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật.

* Kỹ năng làm việc nhóm

Có khả năng tổ chức nhóm làm việc hiệu quả, có thể đóng vai trò trưởng nhóm hay tham gia như những thành viên trong các nhóm cùng lĩnh vực hay đa lĩnh vực trong môi trường làm việc quốc tế.

* Kỹ năng giao tiếp

Có kỹ năng trình bày vấn đề kỹ thuật logic, ngắn gọn, dễ hiểu, giải thích những giải pháp phức tạp, giải pháp thay thế.... thông qua các báo cáo kỹ thuật theo tiêu chuẩn chuyên ngành  hay các báo cáo thuyết trình chuyên môn. 

* Khả năng ngoại ngữ

Có khả năng đọc, dịch tài liệu kỹ thuật chuyên môn bằng tiếng Anh; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh trong xã hội (tương đương trình độ B).

* Có kiến ​​thức, hiểu biết về các vấn đề đương đại;

- Hiểu vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư với xã hội; sự tác động của kỹ thuật đối với xã hội và các quy tắc của xã hội đối với kỹ thuật;

- Có kiến thức pháp luật, lịch sử và văn hóa;

- Hiểu được ý nghĩa và có khả năng cập nhật các vấn đề mang tính thời sự, tính chất toàn cầu hóa tác động đến các giải pháp kỹ thuật nói chung và thiết kế kỹ thuật nói riêng.

* Khả năng thiết kế

- Có khả năng áp dụng các nguyên lý cơ bản về lý, hóa và các công cụ toán học, tin học để mô tả, tính toán và mô phỏng các thiết bị và hệ thống đo lường điều khiển quá trình sản xuất công nghiệp.

- Khả năng áp dụng  kiến thức chuyên sâu ngành kỹ thuật điều khiển trong nghiên cứu, phân tích và thiết kế các hệ thống đo lường và điều khiển quá trình (các quá trình nhiệt, áp suất, lưu lượng, mức, nồng độ) trong sản xuất công nghiệp.

- Có khả năng ứng dụng lý thuyết  điều khiển hiện đại để nâng cao chất lượng cho các hệ thống điều khiển quá trình.

* Khả năng triển khai

Có khả năng lập kế hoạch và tham gia triển khai các dự án về thiết kế các hệ thống đo lường và điều khiển quá trình sản xuất.

*Khả năng vận hành

Có khả năng thiết lập cấu hình, khai thác và vận hành các hệ thống đo lường và điều khiển trong các quá trình sản xuất.

Sau khi tốt nghiệp kỹ sư điện chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển có thể làm việc tại:

-  Có thể làm công tác thiết kế, lắp đặt, vận hành các hệ thống đo lường và điều khiển tự động các trong các xí nghiệp công nghiệp; trong các công trường xây dựng và khai thác;  trong các công ty sản xuất chế biến (đường, sữa, thực phẩm, giấy, ximăng, hóa dầu, luyện gang, cán thép  v.v) và các công ty lắp ráp (xe máy, ôtô, các thiết bị điện tử v.v), các công ty truyền tải và phân phối điện năng; trong các công ty nghiên cứu và phát triển về điều khiển và tự động hóa; các công ty quản lý tự động tòa nhà. 

-  Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy trong các viện nghiên cứu, trong các cơ sở đào tạo (cao đẳng và đại học), dạy nghề.

- Làm chuyên viên quản lý nhà nước về các hệ thống đo lường và điều khiển công nghiệp trong các sở Công nghiệp, sở Khoa học Công nghệ của các tỉnh.

-  Làm công tác quản lý, thiết kế, vận hành trong các công ty liên doanh nước ngoài, các cơ sở có dây chuyền sản xuất hiện đại, có hệ thống tự động hoá và điều khiển tự động ở mức độ cao.

- Làm chuyên viên tại các chi cục đo lường, các trung tâm đo lường, kiểm định của các tỉnh như: Chi cục đo lường của Tỉnh; các phòng công tơ, đo lường, thí nghiệm của Điện lực, các phân xưởng đo lường tự động của các nhà máy

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

      Có đầy đủ khả năng để học tập ở các bậc học cao hơn: thạc sỹ và tiến sỹ

 

Tin mới hơn

Tin cũ hơn