Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp

1. Kiến thức: 

- Trang bị nền tảng vững chắc và phù hợp về khoa học cơ bản như toán học, hóa học, vật lý, triết học …; kiến thức cơ sở làm nền móng của ngành kỹ thuật công trình xây dựng và các lĩnh vực khác có liên quan.

- Cung cấp cho sinh viên kiến ​​thức chuyên ngành thiết kế và thi công công trình xây dựng, áp dụng để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong ngành xây dựng một cách sáng tạo thông qua việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật: phân tích, mô hình hóa, tính toán, thiết kế và đánh giá.

- Có kiến ​​thức, hiểu biết về các vấn đề đương đại, đặc biệt các công nghệ xây dựng hiện đại thuộc lĩnh vực xây dựng .

2. Kỹ năng:

a. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

- Sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm tin học ứng dụng văn phòng

- Sử dụng thành thạo internet, email.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm phân tích, tính toán, thiết kế và  mô phỏng kết cấu công trình.

- Trang bị cho sinh viên kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, phân tích các yêu cầu, giới hạn mục tiêu thiết kế qua các điều kiện ràng buộc. Các môn học cung cấp kỹ năng phân tích, mô tả công việc thiết kế, thi công hay giải quyết một nghiệm vụ kỹ thuật cụ thể dựa trên các tài liệu, bản vẽ được cung cấp.

b. Kỹ năng giao tiếp

Rèn luyện cho sinh viên có chiến lược giao tiếp, kỹ năng giao tiếp bằng văn viết, khả năng viết kỹ thuật, khả năng giao tiếp điện tử đa truyền thông, giao tiếp bằng đồ họa cụ thể như khả năng phân tích tình huống giao tiếp, lựa chọn một chiến lược giao tiếp, kỹ năng giao tiếp bằng văn viết mạch lạc và trôi chảy, khả năng viết kỹ thuật thông qua các thuyết minh đố án, dự án xây dựng công trình, khả năng giao tiếp điện tử thông qua việc trình bày các bài thuyết trình bằng điện tử, áp dụng các kiểu hình thức như biểu đồ, bản vẽ phác và bản vã kỹ thuật các phương án kết cấu kiến trúc,  … thông qua các báo cáo semina, đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp. Trong các đợt thực tập công nhân, tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội giao tiếp với các cơ quan đơn vị bên ngoài xã hội để đề đạt nguyện vọng, đề xuất yêu cầu… khi thu thập số liệu phục vụ công việc, nhằm rèn luyện kỹ năng thuyết phục người nghe để đạt mục đích. Thông qua đó trang bị cho sinh viên khả năng giao tiếp với đối tác khi tìm kiếm hợp đồng, thực hiện công việc… khi ra trường làm việc.

c. Làm việc theo nhóm

Một số đồ án môn học, semina, báo cáo thực tập môn học… sinh viên phải làm việc theo nhóm. Sinh viên chủ động trong việc thành lập nhóm, lựa chọn người điều hành nhóm để nhóm hoạt động hiệu quả, phân công công việc… phù hợp với năng lực, sở trường, tích cách, thói quen, môi trường sống… của mỗi cá nhân; tự tổ chức đánh giá kết quả trong nội bộ nhóm và lựa chọn, phân công thành viên trình bày trước giảng viên và các sinh viên trong lớp ý tưởng và giải pháp cụ thể của nhóm mình. Thông qua đó trang bị cho sinh viên, sau khi tốt nghiệp ra trường làm việc tại các cơ quan - đơn vị, có khả năng phối hợp với bộ phận kỹ thuật, bộ phận tin học và bộ phận kinh tế khác trong đơn vị một cách hiệu quả để quản lý các quá trình, các sản phẩm có tính chất xây dựng…

c. Ngoại ngữ

Có khả năng đọc, dịch tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh; có khả năng giao tiếp  cơ bản bằng tiếng Anh trong xã hội và chuyên môn. Trình độ tương đương B.

3. Thái độ:

Trang bị cho sinh viên ý thức trách nhiệm đối với công việc và cộng đồng; tinh thần hợp tác, tương trợ, ý thức bảo vệ môi trường, rèn luyện ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, tính kiên trì và linh hoạt trong công việc, có tư duy sáng tạo thể hiện khả tổng hợp và tổng quát hóa, có tư duy suy xét, có khả năng nhận biết về kiến thức, kỹ năng, và thái độ cá nhân của mình, có lòng đam mê tìm hiểu và học tập suốt đời.

4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:

- Làm các công việc về kỹ thuật, tổ chức thi công, chỉ đạo tại các công trường xây dựng.

- Tư vấn thiết kế,  tư vấn giám sát, đấu thầu cho các dự án xây dựng.

- Làm việc tại các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực xây dựng như các ban quản lý dự án, các sở ban ngành…

- Tham gia giảng dạy các môn học thuộc chuyên  ngành Xây dựng (Công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi)  tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Thực hiện các nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai các đề tài nghiên cứu vào trong thực tiễn ở lĩnh vực kiến trúc, xây dựng  tại  các  Viện  nghiên  cứu,  các  trung  tâm      quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường Đại học...

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu các lĩnh vực thuộc chuyên ngành xây dựng công trình.

- Có cơ hội học tập, nâng cao trình độ như thạc sỹ, nghiên cứu sinh tiến sỹ tại các trường đại học, trung tâm, viện trong và ngoài nước.

 

Tin mới hơn

Tin cũ hơn