Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện, điện tử

I. Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật điện

1.      Kiến thức

- Trang bị cho người học nền tảng vững chắc và phù hợp về toán học và các môn khoa học tự nhiên; kiến thức cơ sở cốt lõi của ngành kỹ thuật điện và các lĩnh vực khác có liên quan như điện tử, cơ khí, xây dựng, ....

- Cung cấp cho sinh viên kiến ​​thức chuyên ngành về kỹ thuật điện; áp dụng để trình bày và giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách sáng tạo thông qua việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật: phân tích, tổng hợp vấn đề; tính toán, thiết kế hệ thống cung cấp điện cho xí nghiệp công nghiệp; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện; hệ thống điều khiển tự động vừa và nhỏ.

- Cung cấp kiến ​​thức về các vấn đề đương đại.

2.      Kỹ năng

- Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.

- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

- Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng làm việc theo nhóm

- Kỹ năng ngoại ngữ

3. Thái độ

- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, tinh thần làm việc theo nhóm, khả năng tự nghiên cứu, tư duy sáng tạo, làm việc độc lập.

- Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành Kỹ thuật điện - điện tử, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.

4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp

- Làm các công việc về kỹ thuật điện trong các xí nghiệp công nghiệp.

- Tư vấn, thiết kế, xây lắp, quản lý dự án thuộc các lĩnh vực: cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống an ninh cho xí nghiệp công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thương mại, …

- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật điện.

- Giảng dạy các môn học của chuyên ngành Kỹ thuật điện ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.

- Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Tiếp tục học sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện - điện tử như: tự động hóa, điện tử dân dụng, điện tử viễn thông …

- Nghiên cứu triển khai các ứng dụng của ngành kỹ thuật điện trong thực tế.

- Các lĩnh vực quản lý, điều hành sản xuất.


II. Chương trình đào tạo Hệ thống điện

1. Kiến thức:

- Trang bị những nội dung thiết yếu và phù hợp về khoa học cơ bản như toán học, hóa học, vật lý, triết học… làm nền tảng phục cho việc tiếp thu kiến thức khoa học của ngành học.

- Cung cấp khối lượng kiến thức cơ sở ngành đủ rộng, chuẩn bị tốt nhất cho việc học tập, nghiên cứu chuyên ngành và cơ hội học tập nhiều ngành.

- Tiếp thu kiến ​​thức chuyên ngành Hệ thống điện sinh viên có khả năng:

+ Đọc, hiểu và phân tích được nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện đồng thời phân tích nguyên lý hoạt động và tính toán các thông số hệ thống và thông số chế độ của hệ thống điện

+ Phân tích được nguyên lý hoạt động và tính toán thông số của các hệ thống bảo vệ rơle, bảo vệ chống quá điện áp…

+ Phân tích, tổng hợp vấn đề và tính toán, thiết kế các nhà máy điện, hệ thống truyền tải và phân phối điện, các hệ thống bảo vệ hệ thống điện …

+ Có năng lực tiếp thu, quảng bá công nghệ mới và giới thiệu sản phẩm…

- Cung cấp các kiến thức  tổ chức và quản lý về mặt kỹ thuật các dự án chế tạo, sản xuất thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng. 

2. Kỹ năng:

* Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu:

- Ham tìm hiểu và khả năng học tập suốt đời.

- Chủ động lên kế hoạch cho nghề nghiệp của mình.

- Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật

* Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin:

- Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng văn phòng; internet và email.

- Sử dụng được một số phần mềm tính toán, thiết kế và mô phỏng.

- Biết khai thác các phần mềm ứng dụng chuyên ngành.

* Kỹ năng giao tiếp

- Có năng lực hình thành lập luận logic và có sức thuyết phục; có khả năng thể hiện giải pháp kỹ thuật hay các bài thuyết trình bằng đồ họa, mô hình và tài liệu đa phương tiện; kỹ năng giao tiếp bằng văn viết, thư điện tử.

- Kỹ năng trình bày vấn đề logic, ngắn gọn, dễ hiểu.

* Làm việc theo nhóm

Có khả năng tổ chức nhóm làm việc hiệu quả, có thể đóng vai trò trưởng nhóm hay tham gia như những thành viên trong các nhóm cùng lĩnh vực hay đa lĩnh vực trong môi trường hội nhập.

* Ngoại ngữ

Có khả năng đọc, dịch tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh và những giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh.

3. Thái độ:

* Phẩm chất chính trị

Có nhận thức rõ và chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân; có ý thức tự giác bảo vệ của công, bảo vệ môi trường. 

* Phẩm chất nhân văn và  nghề nghiệp

- Có bổn phận, lẽ sống trung thực, trách nhiệm, hòa hợp, cầu thị và tôn trọng lợi ích tập thể.

- Có tính kiên trì, linh hoạt, khả năng tư duy sáng tạo, ham tìm hiểu và say mê học tập suốt đời.

- Dám nghĩ, dám làm và biết đương đầu với thử thách.

4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể:

- Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các cơ sở thiết kế và sản xuất thiết bị điện.

- Giảng dạy các môn học của chuyên ngành Hệ thống điện ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.

- Làm việc trong các nhà máy điện, các công ty truyền tải và phân phối điện năng với vai trò là: kỹ sư thiết kế; kỹ sư vận hành, bảo dưỡng; kỹ sư kiểm định, đánh giá; tư vấn thiết kế, giám sát .., làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thiết bị điện, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu.... có thể hành nghề cá nhân.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có thể tiếp tục tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

 

III. Chương trình đào tạo Thiết bị điện

1. Kiến thức:

- Trang bị những nội dung thiết yếu và phù hợp về khoa học cơ bản như toán học, hóa học, vật lý, triết học… làm nền tảng phục cho việc tiếp thu kiến thức khoa học của ngành học.

- Cung cấp khối lượng kiến thức cơ sở ngành đủ rộng, chuẩn bị tốt nhất cho việc học tập, nghiên cứu chuyên ngành và cơ hội học tập nhiều ngành.

- Tiếp thu kiến ​​thức chuyên ngành Thiết bị điện: Sinh viên có thể đọc, hiểu, phân tích được nguyên lý hoạt động, chẩn đoán – sửa chữa các hư hỏng của các mạch điện, các thiết bị điện; có khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, tính toán, thiết kế, chế tạo mạch điện và thiết bị điện - điện tử; có năng lực tiếp thu, quảng bá công nghệ mới và giới thiệu sản phẩm.

 - Cung cấp các kiến thức  tổ chức và quản lý về mặt kỹ thuật các dự án chế tạo, sản xuất thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng. 

2. Kỹ năng:

*  Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu:

- Ham tìm hiểu và khả năng học tập suốt đời.

- Chủ động lên kế hoạch cho nghề nghiệp của mình.

Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật

* Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin:

- Sử dụng thành thạo các phần mềm tính toán, thiết kế và  mô phỏng mạch điện – thiết bị điện.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng văn phòng; internet và email.

* Kỹ năng giao tiếp

- Năng lực hình thành lập luận logic và có sức thuyết phục; khả năng giao tiếp bằng văn viết, thư điện tử và năng lực thể hiện thiết kế kỹ thuật hay các bài thuyết trình bằng đồ họa, mô hình và tài liệu đa phương tiện.

- Kỹ năng trình bày vấn đề logic, ngắn gọn, dễ hiểu.

* Làm việc theo nhóm

Có kỹ năng tập hợp nhân lực để thành lập nhóm; duy trì và phối hợp tốt với cá nhân trong nhóm, tổ chức nhóm làm việc hiệu quả, phát triển nhóm; có kỹ năng làm việc với các nhóm khác nhau.

* Ngoại ngữ

Có khả năng giao tiếp cơ bản và sử dụng tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh.

3. Thái độ:

*  Phẩm chất chính trị

Có nhận thức rõ và chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân; có ý thức tự giác bảo vệ của công, bảo vệ môi trường. 

* Phẩm chất nhân văn và  nghề nghiệp

- Trung thực, năng động, tự tin, có trách nhiệm và ý thức phục vụ cộng đồng, hòa hợp và cầu thị. Biết tôn trọng lợi ích tập thể.

- Có tính kiên trì, linh hoạt, khả năng tư duy sáng tạo, ham tìm hiểu và khả năng học tập suốt đời

- Dám nghĩ, dám làm và biết đương đầu với thử thách..

4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể:

- Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các cơ sở thiết kế và sản xuất thiết bị điện.

- Giảng dạy các môn học của chuyên ngành thiết bị điện ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.

- Làm việc trong các nhà máy điện, các công ty truyền tải và phân phối điện năng với vai trò là: kỹ sư thiết kế; kỹ sư vận hành, bảo dưỡng; kỹ sư kiểm định, đánh giá; tư vấn thiết kế, giám sát .., làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thiết bị điện, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu.... có thể hành nghề cá nhân.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có thể tiếp tục tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên ngành ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

 

Tin mới hơn

Tin cũ hơn